Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp?

Lựa chọn nên làm trần thạch cao phẳng hay dùng loại trần giật cấp cho công trình, nếu bạn đang tìm hiểu kiến thức cũng như đặc điểm của trần thạch cao loại phẳng và trần giật cấp thì qua bài viết này hy vọng giúp ích được những gì mà bạn đang thắc mắc vấn đề trần phẳng cũng như trần giật cấp.

Trần thạch cao phẳng và giật cấp
Trần thạch cao giật cấp

Sự khác biệt giữa trần phẳng và trần giật cấp?

Phân biệt giữa trần phẳng và trần giật cấp vô cùng đơn giản chỉ với ngay từ lần đầu đối mặt, cụ thể đó là:

  • Trần phẳng: Nằm trên cùng 1 mặt phẳng
  • Trần giật cấp: Có nhiều hình dạng, các cấp trần có cao độ không bằng nhau

Xem thêm: Khoảng cách giật cấp trần thạch cao

Có nên làm trần thạch cao phẳng?

Để đi đến quyết định này thì điều đầu tiên bạn phải phân biệt được đâu là trần phẳng và đâu là trần giật cấp, bạn cần xác định được lý do tại sao lại chọn, có phải đang tìm loại trần có tuổi thọ lâu, ít hư hỏng hay là loại trần tiết kiệm chi phí…

Riêng về yếu tố loại trần nào đẹp hơn thì chắc chắn 1 điều là trần phẳng không bao giờ đẹp hơn trần giật cấp được

Như bạn biết, trần có tác dụng che khuyết điểm của công trình, cụ thể là mái ngói, mái tôn, bên cạnh có tác dụng chống nóng thì trần thạch cao đem đến vẻ thẩm mỹ vô cùng cao cho không gian nội thất.

Xem thêm: Trần thạch cao 3D

Những nơi nên dùng trần phẳng

Trần phẳng được chia làm 2 loại đặc trưng: Trần nổitrần chìm, đặc điểm cụ thể như sau:

nen lam tran thach cao noi hay giat cap
công trình làm trần nổi cho văn phòng công ty tại khu công nghiệp Amata Biên Hòa – Đồng Nai
  • Trần nổi: Được ghép nối bởi các thanh gánh chịu lực đi kèm với cây 1.2 mét và 0.6 mét, sau đó được thả các tấm có kích thước 60×60 vào khung xương đã lắp ghép. Đây là loại trần đơn giản dễ thi công, không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Trần dạng này phù hợp với ký ốt, sân nhà, phòng tắm vệ sinh… Điều khiến nhiều người thích dạng trần này chính là dễ sửa chữa về sau, tùy đơn vị mà giá trần thạch cao thả có thể chệnh lệch chút ít so với trần giật cấp.
  • Trần chìm: Nhìn chung thì trần chìm cũng đơn giản, dễ thi công, rẻ hơn so với trần giật cấp vì diện tích chỉ tính theo mặt nền. Mục đích vấn là để che đi điểm xấu công trình, những nơi nên sử dụng dạng này là những phòng có diện tích chật hẹp, hành lang, lối đi…. Đây là dạng trần dành cho những người yêu thích sự đơn giản, nhẹ nhàng.
Nên làm trần giật cấp nếu muốn không gian sang trong
Nếu muốn sang trọng thì nên sử dụng trần giật cấp kèm thêm phào chỉ

Những nơi nên dùng trần giật cấp

Nếu như trần phẳng tạo sự đơn giản, tiết kiệm chi phí thì trần giật cấp lại trái ngược hoàn toàn, là dạng trần được dựng lên bởi nhiều lớp với nhau đem lại sự tinh tế, sang trọng

Với những không gian đòi tính sang trọng như phòng bếp, phòng khách, sảnh lớn thì lựa chọn trần giật cấp là hệ trần không thể thiếu.

Trần phẳng với trần giật cấp loại nào rẻ hơn?

Đương nhiên là trần phẳng rẻ hơn vì không có thêm phần giật cấp mà chỉ tính theo mặt nền, còn đối với trần giật cấp thì lại khác hoàn toàn, tùy thuộc vào mẫu giật bao nhiêu cấp mà diện tích tăng hơn 20 – 70% nền là điều bình thường.

Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp 3
Trần giật cấp luôn là là chọn số 1

Trần phẳng và trần giật cấp loại nào chắc chắn hơn?

Khả năng chịu lực của khung xương được thiết kế chịu được gấp nhiều lần tấm thạch cao nên để nói đến yếu tố bền chắc chắn thì 2 dạng trần này tương đối bằng nhau, tuy nhiên nếu dùng thước đo ra đong đếm thì trần giật cấp có phần lép vế hơn 1 chút so với trần chìm.

Quyết định nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp còn tùy thuộc vào không gian căn phòng, nếu như phòng quá chật hẹp mà làm trần giật cấp thì không phù hợp chút nào (phòng kích thước dưới 2.5 x 2.5 mét)

Nếu như không có bản vẽ thì bạn nên tham khảo những căn nhà láng giềng hoặc nhờ bên thi công trần thạch cao tư vấn giải pháp phù hợp, bởi họ đã thi công nhiều nên sẽ đánh giá tốt hơn so với ý kiến cá nhân của 1, 2 người.

Tổng quát

Thiết kế trần thạch cao phẳng trông rất đơn điệu nên sẽ không được nổi bật như hệ trần giật cấp. Vậy nên, chỉ nên làm trần thạch cao phẳng với những công trình không đòi hỏi nhiều mặt mỹ thuật, còn lại nên làm trần giật cấp

Đánh giá cho bài viết này ???
[Tổng số: 1 Xếp hạng: 5]
Contact Me on Zalo