Nguyên nhân trần thạch cao bị nứt

Có rất nhiều nguyên nhân trần thạch cao bị nứt nhưng phần lớn là do thợ thi công đang còn thiếu kinh ngiệm, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trần bị nứt nhiều nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân căn bản mà khi thi công gia đình có thể giám sát và yêu cầu người thợ làm thạch cao thay đổi phương pháp thi công để tránh việc trần thạch cao bị nứt nguyên nhân do con người.

Trần thạch cao bị nứt là gì? Có gây nguy hiểm không?

Trần thạch cao bị nứt là hiện tượng xuất hiện các đường rãnh nhỏ chạy theo đường thẳng giữa mối nối mép tấm hoặc phía xung quanh tường.

Những nơi có khí hậu nắng nóng, nhà mái tôn nếu không có biện pháp chống nứt thì khả năng trần nhà bị nứt lên đến 99%.  Mỗi tấm thạch cao đều được bắn cố định vào xương chắc chắn nên trần thạch cao dù có bị nứt thì cũng không gây nguy hiểm mà chỉ gây mất tính thẩm mỹ của trần.

Những tác nhân khiến trần bị nứt

Không chỉ riêng phía thạch cao mà kể cả bên xây dựng, nguyên nhân làm trần thạch cao bị nứt do 2 yếu tố chính đó là do: Con người và thiên nhiên, trước tiên ta bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân do con người, cụ thể là người thợ thi công nhé.

Nguyên nhân do người thợ

  •  Do thợ đang thiếu kinh nghiệm: Đây là nguyên nhân thường hay gặp phải nhất, với những người thợ đang non kinh nghiệm mới bước vào nghề 2-3 năm chưa biết cách xử lý.
  • Lựa chọn đơn vị thi công giá rẻ: Một điều mà người chủ nhà thường quyết định lựa chọn đội thợ thi công rẻ là thích rồi chứ không nghĩ đến chất lượng, điều này khiến chủ nhà không biết rằng vì lý do này mà công trình của mình tai hại đến cỡ nào, đối với phương pháp thi công chống nứt đòi hỏi bên thi công phải làm nhiều bước, tất nhiên là các bước này phải bổ sung thêm vật tư, mà đã thêm vật tư thì chắc chắn sẽ tốn thêm tiền, cho nên gói thi công giá rẻ sẽ không bao giờ có phương pháp chống nứt, nếu có thì cũng chỉ làm qua loa, chỉ sau 1 vài năm là vết nứt lòi ra.
  • Sai phương pháp: Nếu như chưa có kinh nghiệm thi công thì đã rõ ràng rồi, còn vấn đề sai phương pháp, chưa biết cách bù trừ độ co dãn (giống bê tông) thì vẫn thường xảy ra. Đối với cách xử lý vấn đề này trước khi làm đòi hỏi những người thợ lão làng mới có khả năng, hầu hết những người đã trải qua rồi rất ít khi chia sẻ kinh nghiệm cho người khác biết (họ giấu nghề).
  • Sử dụng vật liệu không đồng nhất: Trường hợp keo xử lý mối nối không đồng chất với tấm thì cũng khó mà khẳng định việc chống nứt rằng sẽ đảm bảo không nứt được, vì nhà sản xuất đã cho ra tiêu chuẩn nhất định rồi, ví dụ như tấm thông thường sẽ không thể sử dụng trong điều kiện thời tiết ẩm được.
  • Cắt xén vật liệu: Có thể bạn chưa biết, theo như tiêu chuẩn thiết kế và thi công trần thạch cao, có quy định khoảng cách (độ dày xương) giữa các ty treo, thanh chính, thanh phụ có khoảng cách tốt nhất cụ thể như sau:
    Khoảng cách giữa các ty treo: 800mm đến 1200mm
    Khoảng cách giữa các thanh chính: 600mm đến 1000mm
    Khoảng cách giữa các thanh phụ: 406mm – 480mm
    Đối với định mức này thì chỉ có những đơn vị uy tín, có trách nhiệm với công trình cũng như chế độ bảo hành mới thi công theo khoảng cách quy định như vậy, nếu làm dày thì không những tốn thêm xương mà còn tốn thêm nhân công nữa.
    Nguyên nhân trần thạch cao bị nứt

Nguyên nhân do thiên nhiên thời tiết

+ Bên cạnh do phương pháp thi công thì yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân khiến trần thạch cao bị nứt không hề ít, tùy vào địa hình phức tạp của công trình mà đôi khi việc xử lý chống nứt trong thi công chỉ hạn chế được một phần nào đó, ví dụ như nhà ở gần đường tàu, gần đường có xe lớn chạy qua thì chắc chắn có 1 điều xảy ra là “rung”.
+ Thời tiết mưa nắng thay đổi đột ngột
+ Gió lùa lọt vào trần
+ Chịu sự va động mạnh: Tuy không được xét vào yếu tố thiên nhiên nhưng vấn đề trần chịu 1 lực mạnh sẽ khiến trần bị nứt là điều khó tránh khỏi (mèo nhảy hay ngói lợp rơi trúng vào trần).

Nhưng nơi trần thạch cao hay bị nứt?

Trần thạch cao là bộ phận tấm được ghép lại với nhau theo dạng phẳng hoặc giật cấp bằng vít, cho nên những nơi bị nứt hầu hết chỉ xảy ra với những mối nối, những chỗ tiếp giáp giữa trần thạch cao và tường bê tông. Và một điều bạn cần biết là trần thạch cao thả sẽ không bao giờ bị nứt, bạn có thể tham khảo giá trần thạch cao thả giá rẻ nếu như đang có ý định làm trần thả nhé, tuy rằng không đẹp bằng trần hộp nhưng có độ bền hơn.

Kinh nghiệm xử lý trần thạch cao bị nứt

Nếu như đã biết nguyên nhân khiến trần thạch cao bị nứt rồi thì chúng ta xử lý vấn đề đó bằng cách truy lùng từ những nguyên đó và tiến hành xử lý nhé. Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì chắc rằng bạn sẽ bỏ quan điểm chọn đơn vị thi công giá rẻ mà thay vào đó là đơn vị thi công chuyên nghiệp và uy tín.

Cách khắc phục vết nứt dành cho chủ nhà tự làm

Nếu như vì lý do nào đó mà không liên hệ được người thợ thì bạn có thể tự xử lý bằng cách phía dưới, tuy không được thẩm mỹ như người thợ làm những cũng khắc phục được đáng kể tình trạng nứt nẻ làm mất đi thẩm mỹ trần nhà. Điều cần làm là bạn ghé vào quán vật liệu thạch cao hay vật liệu xây dựng mua cho mình một gói bột xử lý mối nối (tùy vào số lượng bị nhiều hay ít mà mua số lượng nhé, tốt nhất nên chọn mua loại tốt nhất nhé). Các bước cụ thể tiến hành như sau:

Cách xử lý trần thạch cao bị nứt
Tiến hành trộn đều bột trét vơi nước
  1. Bước 1: Tiến hành trộn bột xử lý mối nối với nước sạch theo tỉ lệ 2:1. Bột để lâu sẽ bị hiện tượng đông kết, vóng cục nên cần phải khuấy đều sau khi đổ nước để không bị vón cục, lượng nước với bột thì để vừa đủ, giống với bên thợ sơn trộn bột bả ấy.
  2. Bước 2: Trét bột lên các vị trí khe nối bị nứt. Lớp đầu tiên có bề phủ ngang khoảng 10cm, phủ đầu qua vị trí khe nối tấm
  3. Bước 3: Dán băng giấy vào vị trí khe nối đã phủ bột, phủ đều băng giấy qua 2 bên khe nối, dùng dao miết cho giấy dính vào lớp bột nền, để chờ khoảng 2 giờ cho lớp bột đông kết.
  4. Bước 4: Đợi cho lớp bột đông kết thì dùng bay phủ lên lớp băng giấy một lớp bột thứ 2, bề ngang rộng hơn lớp bột thứ nhất tầm 5cm. Sau đó chờ thêm tầm 2 giờ cho lớp bột này khô
  5. Bước 5: Tiếp theo bạn hãy phủ lớp bột thứ 3 sau khi lớp bột 2 đã đông kết. Bề ngang khoảng 30cm. Để không bị phát hiện bằng mắt các bạn cần phải phủ đều.
  6. Bước 6: tại các vị trí đầu vít liên kết cũng phủ 3 lớp bột trét giống với xử lý khe mối nối như đã hướng dẫn ở trên.
  7. Bước 7: Sau khi thực hiện các bước trên thì bạn tiến hành dùng giấy nhám (loại giấy nhám mịn nhé, loại nhám 420 ấy) xả nhẹ sau mỗi lớp bột nhằm tạo bề mặt phẳng cho trần rồi tiến hành sơn màu theo ý muốn.
Kết luận

Để xử lý dứt điểm trần thạch cao bị nứt cần tính toán và phòng chống ngay từ ban đầu, mỗi 1 khi trần đã bị nứt thì rất khó khắc phục triệt để được.

Đánh giá cho bài viết này ???
[Tổng số: 3 Xếp hạng: 4.3]
Contact Me on Zalo