Thị trường tấm trần thạch cao ở Việt Nam

Thị trường tấm thạch cao ở Việt Nam liên tục tăng theo hằng năm nhờ vào chính sách yêu cầu gia tăng vật liệu không nung và nhu cầu xây dựng nhà ở khi mà những năm gần đây ngành bất động sản đang được hồi sinh rõ rệt

Bằng chứng trước năm 2000 Việt Nam chỉ có duy nhất Vĩnh Tường sản xuất nhưng chỉ cần 9 năm tiếp theo thị trường tấm thạch cao Việt Nam xuất hiện thêm 3 ông lớn nước ngoài bước chân gia nhập sản xuất tấm thạch cao bao gồm Boral, Knauf, Yoshino và thương hiệu đến từ trong nước Zinca và TAFO.

Vì đâu mà thị trường thạch cao ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ?

Cú hích tác động đến thị trường vật liệu xây dựng đó là thông tư 13/2017/TT-BXD bắt buộc những nhà 9 tầng trở lên phải sử dụng 80% vật liệu không nung, có nghĩa là cao hơn 30% so với tiêu chuẩn đề ra hiện hành.

Tuy rằng có nhiều vật liệu thay thế nhưng cơ bản thạch cao vấn luôn là ưu tiên hàng đầu bởi giá thành rẻ, thời gian thi công nhanh, độ bền cao, tính đa dạng hóa cao nên khó tìm được vật liệu nào trên thị trường có được công năng tốt hơn.

Tất nhiên là miếng bánh béo bở ấy sẽ không để cho 1 người thưởng thức mà phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ 5 thương hiệu tấm thạch cao trong lẫn ngoài nước.

Thị trường tấm thạch cao ở Việt Nam
Tấm thạch cao USG Boral đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất

Các thương hiệu tấm thạch cao ở Việt Nam

  • Vĩnh Tường (Gyproc): Là công ty đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất tấm thạch cao ở Việt Nam vào năm 1997 và chỉ mất thêm 5 năm để mở thêm 7 nhà máy, trong đó có các nhà máy đặt tại Thái Lan, Campuchia
  • Zinca: Được thành lập từ năm 1995. đến nay Zinca có tất cả sản phẩm dùng cho vách trần đều đạt ISO 9001:2015, ASTM nên khách hàng không phải lo lắng đến chất lượng của Zinca.
  • TAFO: Thương hiệu trong nước ra đời muộn nên thị trường tiêu thụ chưa nhiều
  • USG Boral: Bước chân gia nhập công ty nước ngoài đầu tiên sản xuất tấm thạch cao tại Việt Nam và cũng là công ty thứ 2 ở Việt Nam sản xuất tấm thạch cao, về quy mô khối lượng tiêu thụ trên thế giới thì Boral đang nằm ở TOP 1, có điều thị phần trong nước vẫn chưa thể bằng Vĩnh Tường
  • Knauf: Mất 2 năm xây dựng và cho ra sản phẩm tấm thạch cao đầu tiên 2016 đã đưa Knauf một công ty đến từ Đức chính thức trở thành công ty thứ 3 tại Việt Nam sản xuất tấm thạch cao
  • Yoshino: Cho đến thời điểm viết bài đây là công ty nước ngoài thứ 3 (ngoại trừ Gyproc đã về chung 1 nhà với Vĩnh Tường) và là cuối cùng đặt dấu chân lên bản đồ Việt Nam. một thương hiệu rất phổ biến tại Nhật và ở nước ta mới có 1 nhà máy duy nhất đặt tại Vũng Tàu.

Tìm hiểu: Các loại tấm thạch cao có trên thị trường

Dự đoán thị trường tiêu thụ tại Việt Nam

Số liệu từ thế giới chúng tôi có được, mức độ tiêu thụ hằng năm: 5m2/người tại Nhật, 4m2/người đối với Hàn, 2m2/người Thái Lan trong khi ở Việt Nam mới chỉ 1m2/người cho thấy dư địa tiêu thụ ở nội địa trong tương lai là rất lớn

Theo thống kê từ hiệp hội vật liệu xây dựng hiện VN đang có sản lượng tiêu thụ hằng năm tăng nhiều nhất trên thế giới (bình quân 9% 1 năm), phải kể đến trước đây khái niệm thạch cao đang rất mơ hồ bởi nhiều người nhưng được sự quan tâm khuyến khích từ chính phủ làm cho thạch cao dần trở nên thân thiện hơn.

Thị trường tấm thạch cao tại Việt Nam 1
Vĩnh Tường đang là tấm thạch cao có thị phần tương đối cao

Cung hiện chưa đủ cầu?

Tổng quy mô sản xuất của 5 công ty chỉ đạt 100 triệu mét vuông (95 triệu dân chia đều đầu người chỉ hơn 1m2/người) nếu tính tốc độ tăng trưởng 9% như hiện nay, tính ra đầu người sau 3-5 năm nữa khi đó lên 2m2/người chứng tỏ thị trường tấm thạch cao ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng, một miếng mồi béo bở như thế chắc chắn sẽ có thêm cái tên mới nhảy vào.

Bằng chứng rõ nhất là Vĩnh Tường thường xuyên phải nhập tấm từ nhà máy Thái Lan về VN để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Đánh chiếm thị trường nhìn từ lợi ích kinh tế

Đặt trường hợp là nhà làm trần thạch cao thì dĩ nhiên những bề mặt đã được che lấp bởi trần thì không cần phải tô trát, với chi phí cho phần da trát thì cũng tương đương với phần thạch cao, nhưng lợi ích thẩm mỹ của trần thạch cao mang lại rất lớn

Còn đối với nhà cao tầng thì lợi ích lại lớn hơn nhiều, theo như tập đoàn nghiên cứu “Meinhardt”  với 1 tòa nhà cao 20 tầng, mức độ giảm giá thành của nhà thầu sẽ giảm khoảng 6% nếu như chọn tường thạch cao thay thế bức tường gạch, sở dĩ do bản chất thạch cao nhẹ đồng nghia sẽ giảm tải trọng cho phần móng.

Thị phần tiêu thụ

Hiện nay thị trường tấm thạch cao ở Việt Nam đứng đầu đang là Vĩnh Tường (35%) còn lại chia đều cho các công ty còn lại, tuy nhiên tấm thạch cao Vĩnh Tường đang dần đánh mất thị trường bởi giá thành tăng trong khi chất lượng giữ nguyên
Chắc chắn rằng sắp tới sẽ có thêm cái tên mới phục vụ sản xuất tấm thạch cao khi đó người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.

Đánh giá cho bài viết này ???
[Tổng số: 4 Xếp hạng: 5]
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Contact Me on Zalo